Nội dung Tư_trị_thông_giám

Tác phẩm Tư trị thông giám được viết theo thể biên niên, khái quát một thời kỳ lịch sử dài 1362 năm, từ năm 403 TCN thời Chiến Quốc đến năm 959 hết thời Hậu Chu. Toàn bộ tác phẩm có 294 quyển, có khoảng 3 triệu chữ, ngoài ra còn có 30 quyển mục lục, 30 quyển Khảo dị (khảo sát sự giống và khác nhau).

Tư trị thông giám được chia thành 16 kỷ:

  1. Chu kỷ, 5 quyển, ghi chép về nhà Chu (từ năm 403 TCN, khi Chu Uy Liệt Vương phong cho ba họ Hàn, Triệu, Ngụynước Tấn trở thành chư hầu)
    • Quyển 1: Từ Mậu Dần (403 TCN) đến Nhâm Tí (369 TCN), Chu Uy Liệt vương năm 23 đến Liệt vương năm 7, gồm 35 năm.
    • Quyển 2: Từ Quý Sửu (368 TCN) đến Canh Tí (321 TCN), Chu Hiển vương năm 1 đến năm 48, gồm 48 năm.
    • Quyển 3: Từ Tân Sửu (320 TCN) đến Quý Hợi (298 TCN), Chu Thận Tịnh vương năm 1 đến Noản vương năm 17, gồm 23 năm.
    • Quyển 4: Từ Giáp Tí (297 TCN) đến Mậu Tí (273 TCN), Chu Noản vương năm 18 đến năm 42, gồm 25 năm.
    • Quyển 5: Từ Kỉ Sửu (272 TCN) đến Ất Tị (256 TCN), Chu Noản vương năm 43 đến năm 59, gồm 17 năm.
  2. Tần kỷ, 3 quyển, ghi chép về nhà Tần. Chu kỷ và Tần kỷ nguyên là quyển Thông chí mà Tư Mã Quang đã dâng lên Tống Anh Tông năm 1066.
    • Quyển 6: Từ Bính Ngọ (255 TCN) đến Quý Dậu (228 TCN), Tần Chiêu Tương vương năm 52 đến Thủy hoàng đế năm 19, gồm 28 năm.
    • Quyển 7: Từ Giáp Tuất (227 TCN) đến Nhâm Mùi (209 TCN), Tần Thủy hoàng đế năm 20 đến Nhị Thế năm 1, gồm 19 năm.
    • Quyển 8: Từ Quý Tị (208 TCN) đến Giáp Ngọ (207 TCN), Tần Nhị Thế năm 2 đến năm 3, gồm 2 năm.
  3. Hán kỷ, 60 quyển, ghi chép về nhà Hán
    • Quyển 9: Từ Ất Mùi (206 TCN) đến Bính Thân (205 TCN), Cao đế năm 1 đến năm 2, gồm 2 năm.
    • Quyển 10: Từ Đinh Dậu (204 TCN) đến Mậu Tuất (203 TCN), Cao đế năm 3 đến năm 4, gồm 2 năm.
    • Quyển 11: Từ Kỉ Hợi (202 TCN) đến Tân Sửu (200 TCN), Cao đế năm 5 đến năm 7, gồm 3 năm.
    • Quyển 12: Từ Nhâm Dần (199 TCN) đến Quý Sửu (188 TCN), Cao đế năm 8 đến Huệ đế năm 7, gồm 12 năm.
    • Quyển 13: Từ Giáp Dần (187 TCN) đến Quý Hợi (178 TCN), Cao hậu nguyên niên đến Văn đế Tiền năm 2, gồm 10 năm.
    • Quyển 14: Từ Giáp Tí (177 TCN) đến Tân Mùi (170 TCN), Văn đế Tiền năm 3 đến năm 10, gồm 8 năm.
    • Quyển 15: Từ Nhâm Thân (169 TCN) đến Bính Tuất (155 TCN), Văn đế Tiền năm 11 đến Cảnh đế Tiền năm 2, gồm 15 năm.
    • Quyển 16: Từ Đinh Hợi (154 TCN) đến Canh Tí (141 TCN), Cảnh đế Tiền năm 3 đến Hậu năm 3, gồm 14 năm.
    • Quyển 17: Từ Tân Sửu (140 TCN) đến Đinh Mùi (134 TCN), Võ đế Kiến Nguyên năm 1 đến Nguyên Quang năm 1, gồm 7 năm.
    • Quyển 18: Từ Mậu Thân (133 TCN) đến Bính Tuất (125 TCN), Võ đế Nguyên Quang năm 2 đến Nguyên Sóc năm 4, gồm 9 năm.
    • Quyển 19: Từ Đinh Tị (124 TCN) đến Nhâm Tuất (119 TCN), Võ đế Nguyên Sóc năm 5 đến Nguyên Thú năm 4, gồm 6 năm.
    • Quyển 20: Từ Quý Hợi (118 TCN) đến Tân Mùi (110 TCN), Võ đế Nguyên Thú năm 5 đến Nguyên Phong năm 1, gồm 9 năm.
  4. Ngụy kỷ, 10 quyển, ghi chép về Tào Ngụy. Thục HánĐông Ngô không có kỷ.
  5. Tấn kỷ, 40 quyển, ghi chép về nhà Tấn
  6. Tống kỷ, 16 quyển, ghi chép về nhà Lưu Tống
  7. Tề kỷ, 10 quyển, ghi chép về nhà Nam Tề
  8. Lương kỷ, 22 quyển, ghi chép về nhà Lương
  9. Trần kỷ, 10 quyển, ghi chép về nhà Trần. Các triều đại Bắc triều bao gồm Bắc Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu không có kỷ.
  10. Tùy kỷ, 8 quyển, ghi chép về nhà Tùy
  11. Đường kỷ, 81 quyển, ghi chép về nhà Đường
  12. Hậu Lương kỷ, 6 quyển, ghi chép về nhà Hậu Lương
  13. Hậu Đường kỷ, 8 quyển, ghi chép về nhà Hậu Đường
  14. Hậu Tấn kỷ, 6 quyển, ghi chép về nhà Hậu Tấn
  15. Hậu Hán kỷ, 4 quyển, ghi chép về nhà Hậu Hán
  16. Hậu Chu kỷ, 5 quyển, ghi chép về nhà Hậu Chu. Các nước trong Thập quốc không có kỷ.

Tư Mã Quang viết Tư trị thông giám nhằm mục đích củng cố sự thống trị của triều đình nhà Tống nên nội dung cũng như hình thức mang màu sắc chính trị rõ nét, có thể gọi là sử chính trị[3]. Căn cứ vào đức độ và tài năng của các bậc vua chúa, Tư Mã Quang chia thành năm loại: sáng nghiệp, thủ thành, lăng di, trung hưng và loạn vong. Những vua sáng nghiệp được đề cao như Hán Cao Tổ, Hán Quang Vũ Đế, Tùy Văn Đế, Đường Thái Tông… Những ông vua thủ thành như Hán Văn Đế, Hán Cảnh Đế… Loại vua kém nhất là loại thứ 5: loạn vong như Trần Hậu Chủ, Tùy Dạng Đế

Tư trị thông giám chú trọng đề cập đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong tiến trình phát triển của lịch sử.

  1. Về quân sự, những trận đánh nổi tiếng như trận Xích Bích hay trận Phì Thủy được đề cập không chỉ nội dung mà còn nguyên nhân cũng được nêu chi tiết.
  2. Về kinh tế, Tư trị thông giám đi sâu ghi chép những chính sách ruộng đất, tô thuế và lao dịch của các triều đại. Đây là những vấn đề ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh như biến pháp của Thương Ưởng thời Chiến Quốc, chính sách trị quốc của Hán Văn Đế, chế độ quân điền của Ngụy Hiếu Văn Đế.
  3. Về văn hóa tư tưởng và học thuật, Tư trị thông giám đưa ra tổng quan về sự phát triển hưng thịnh của nền học thuật Trung Quốc từ Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia, Hình danh, Âm dương, Tung hoành gia; các học phái nhỏ cũng được thống kê ghi chép.

Không chỉ ghi chép các sự kiện lịch sử, Tư Mã Quang còn đưa ra những bình luận, kiến giải về các sự kiện đó. Có phần do ông ghi lại lời bình chú của người đời trước, có phần do ông tự bình chú.